Trung Quốc từ lâu đã được biết đến như trung tâm thương mại lớn trên thế giới, trong đó Quảng Châu được xem là một trong những nguồn hàng giá rẻ được nhiều người kinh doanh lựa chọn. Các mặt hàng tại Quảng Châu không chỉ đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã mà còn có mức giá phải chăng, hợp lý. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm đánh hàng Quảng Châu để giúp những người mới kinh doanh thuận lợi hơn trong quá trình nhập hàng.

I. Kinh nghiệm làm thủ tục xuất nhập cảnh

Để sang Quảng Châu nhập hàng, bạn sẽ cần đến visa và hộ chiếu khi làm thủ tục xuất nhập cảnh.

1, Hộ chiếu

Thủ tục làm hộ chiếu cần đến những giấy tờ sau:

  • Mẫu tờ khai xin cấp hộ chiếu phổ thông

  • 04 hình 4x6 ((ảnh mới nhất, chụp nền trắng, mắt nhìn thẳng, không đội mũ, không scan, và không in màu)

  • Sổ hộ khẩu của người xin cấp hộ chiếu

  • Sổ tạm trú KT3 đối với người làm hộ chiếu là người ngoại tỉnh

  • Bản gốc chứng minh thư nhân dân

Bạn đến nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ xin hộ chiếu của Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố đang sinh sống. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả hồ sơ là từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, không tính ngày nghỉ lễ. Khi nộp hồ sơ, bạn cũng cần nộp lệ phí 200.000VNĐ. Sau khoảng 2 tuần, bạn sẽ nhận được hộ chiếu của mình.

2, Visa

Để xin cấp visa, bạn cần đến một trong hai cơ quan có thẩm quyền là Đại sứ quán và Lãnh sứ quán:

  • Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội (Cấp visa cho những người có hộ khẩu từ Đà Nẵng trở ra)

  • Địa chỉ: 46 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội

  • Số điện thoại: 04-38453736

  • Fax: 04-38232826 (với những người có hộ khẩu từ Đà Nẵng trở ra).

  • Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP Hồ Chí Minh (Cấp visa cho những người có hộ khẩu từ Đà Nẵng trở vào)

  • Địa chỉ: 175 Hai Bà Trưng, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

  • Số điện thoại: 08-38292457

  • Fax: 08-38295009

Visa Trung Quốc Visa Trung Quốc

Hồ sơ xin cấp visa bao gồm:

  • Hộ chiếu còn thời hạn trên 6 tháng

  • Tờ khai xin thị thực Trung Quốc (Theo mẫu có sẵn của Đại sứ quán)

  • 02 ảnh 4x6 (ảnh mới nhất, chụp nền trắng, mắt nhìn thẳng, không đội mũ, không scan, và không in màu)

  • 01 bản sao chứng minh thư nhân dân

  • Thông tin cá nhân liên quan như: Số điện thoại cá nhân, nghề nghiệp, tên công ty, địa chỉ, điện thoại cty, thông tin tên vợ, con, chồng… và các thông tin khác nếu được yêu cầu

  • Trẻ em nếu dưới 18 tuổi thì cần có bản sao giấy khai sinh

II. Kinh nghiệm chuẩn bị cho các bước cách đánh hàng Quảng Châu

Để thuận lợi và hạn chế nhiều rủi ro trong quá trình đi đánh hàng tại Quảng Châu, bạn cần chuẩn bị đầy đủ về tài chính, địa điểm nghỉ ngơi cũng như ngoại ngữ.

1, Tài chính

Kinh nghiệm đánh hàng Quảng Châu lúc đầu là bạn cần chuẩn bị một số tiền mặt đủ để mua hàng tại các chợ Quảng Châu bởi các gian hàng tại đây sẽ ít có phương thức thanh toán bằng thẻ. Do đó, bạn nên đổi tiền trước khi sang Trung Quốc để tiết kiệm chi phí và thuận tiện nhất. Địa điểm đổi tiền ở Hà Nội là phố Hà Trung và ở TP. Hồ Chí Minh là các tiệm vàng đường Lê Thánh Tôn, Lê Văn Sỹ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đổi tiền tại các ngân hàng.

Một số lưu ý bạn cần nhớ khi chuẩn bị tiền trước khi đánh hàng Trung Quốc:

  • Không nên đổi tiền tại cửa khẩu bởi dễ bị trộn lẫn tiền giả

  • Không mang theo quá 5000 USD (100 triệu VNĐ) vì sẽ bị hải quan giữ lại

  • Tìm một đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển tiền từ Việt Nam sang Trung Quốc uy tín để có tiền ngay khi cần.

>> Các phương thức chuyển tiền sang Trung Quốc nên tham khảo

2, Ngoại ngữ

Một kinh nghiệm mua hàng Quảng Châu Trung Quốc dễ dàng hơn đó là thuê một phiên dịch viên bản địa. Họ sẽ là người hướng dẫn bạn đi đến các địa điểm nhập hàng uy tín một cách nhanh chóng, tiết kiệm cũng như hỗ trợ bạn trong quá trình đàm phán giá cả.

Mức giá thuê phiên dịch viên có thể dao động trong khoảng 200 tệ/ngày. Nếu không thuê phiên dịch, bạn có thể tự mình học các câu tiếng Trung giao tiếp cơ bản để nói chuyện và trả giá. Tuy có thể tiết kiệm chi phí nhưng cách này có thể gây nhiều khó khăn cho bạn trong quá trình lưu trú tại Trung Quốc.

3, Đặt phòng khách sạn

Nếu tìm khách sạn ngay khi sang Trung Quốc, bạn sẽ khó có thể tự mình tìm được những phòng nghỉ chất lượng, sạch sẽ cũng như đảm bảo an toàn. Chính vì vậy bạn nên đặt phòng trước trên những trang uy tín như Agoda.com hay Booking.com để có được giá tốt cũng như những phòng nghỉ tiện nghi. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm các khách sạn có địa chỉ gần với khu chợ nơi bạn nhập hàng.

III. Kinh nghiệm nhập hàng từ Trung Quốc quá các cách di chuyển

Khi đi nhập hàng tại Trung Quốc, bạn có thể lựa chọn các hình thức di chuyển như sau:

1, Đi máy bay

Hiện nay có khá nhiều hãng máy bay có chuyến bay đến Quảng Châu xuất phát từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho bạn có thể lựa chọn. Giá vé khứ hồi sẽ rơi vào khoảng 3 – 5 triệu VNĐ tùy theo hãng máy bay. Ưu điểm của phương tiện này đó là thời gian di chuyển nhanh chóng và thuận tiện.

2, Đi tàu

Một cách thức di chuyển đến Quảng Châu đó là đi tàu hỏa theo tuyến Nam Ninh – Quảng Châu. Bạn cần đến cửa khẩu Lạng Sơn, làm các thủ tục hải quan ở cửa khẩu, sau đó bắt xe khách đến ga Nam Ninh để mua vé tàu. Đây là cách khá an toàn nhưng sẽ khá rắc rối trong quá trình làm thủ tục.

3, Đi xe khách

Nếu chọn đi xe khách, bạn cần bắt xe từ Hà Nội lên cửa khẩu Hữu Nghị và làm thủ tục xuất cảnh. Sau khi qua cửa khẩu, bạn cần bắt taxi về bến xe Bằng Tường – bến xe chuyên phục vụ khách Việt Nam đến Quảng Châu. Bạn có thể lựa chọn các hãng xe khác nhau để đến bến xe Việt Tú tại Quảng Châu với giá vé khoảng 120.000VNĐ – 150.000VNĐ.

IV. Địa điểm nhập hàng

Quảng Châu rất nổi tiếng với nguồn hàng phong phú, đa dạng cũng như mức giá thành phải chăng. Tuy nhiên với số lượng hàng khổng lồ như vậy, bạn rất dễ mua phải các mặt hàng kém chất lượng nếu không cẩn thận. Kinh nghiệm mua hàng Trung Quốc dành cho bạn đó là nên tìm đến các khu chợ nổi tiếng, uy tín được nhiều người biết đến.

  • Chợ Bạch Mã (PAI MA): Nằm ở số 16, đường Trạm Nam, Quảng Châu, chợ Bạch Mã là một trong những nơi bán buôn quần áo lớn nhất Quảng Châu. Chợ Bạch Mã có diện tích khoảng 6000m2 với hơn 2000 cửa hàng cung cấp tất cả các mặt hàng thời trang đa dạng. Các gian hàng ở đây chủ yếu bán buôn, do đó đối với khách mua lẻ sẽ có mức giá khá cao.

Chợ Bạch Mã ( PAI MA )

  • Chợ 13: Chợ 13 cũng là nơi chuyên cung cấp các mặt hàng quần áo sỉ, tuy nhiên chất lượng hàng hóa tại đây không được đánh giá cao bằng chợ Bạch Mã. Một điều lưu ý dành cho các chủ shop muốn nhập hàng tại chợ 13 đó là chợ chỉ mở cửa đến 12h trưa, do đó bạn nên chủ động để không bỏ lỡ thời gian.

Chợ 13 Quảng Châu Trung Quốc

  • Chợ Xing Hao Pan: Đây là khu chợ cung cấp mặt hàng giày dép lớn nhất tại Quảng Châu. Các mẫu hàng hóa ở đây cực kì phong phú, được nhập từ hơn 1000 nghìn công ty giày khác nhau. Mức giá giữa các shop ở đây có sự chênh lệch khá lớn, do đó bạn nên tham khảo giá cẩn thận trước khi mua hàng.

Chợ Giày dép Xing Hao PanChợ giày dép Xing Hao Pan

  • Chợ vải Trung Đại: Trung Đại là địa chỉ bán buôn vải lớn nhất tại Quảng Châu. Hàng hóa ở đây rất đa dạng, từ mặt hàng vải vóc đến các phụ kiện may vá.
    Chợ vải Trung Đại Quảng Châu

  • Chợ Hưng Phát: Đây là khu chợ tập trung các gian hàng mỹ phẩm và dụng cụ làm đẹp. Chất lượng hàng ở đây khá tốt do đó chợ là địa điểm nhập hàng khá lý tưởng cho người kinh doanh các mặt hàng này.

IV. Lưu ý trong cách đánh hàng Quảng Châu

  • Khi mua hàng, bạn không nên lấy cả lô hàng mà nên kiểm tra kỹ từng món hàng. Sản phẩm tại chợ Quảng Châu rất dễ bị trộn size, gán mác hay có hàng lỗi, do đó để đảm bảo chất lượng hàng hóa, bạn nên cẩn thận trong quá trình mua hàng.

  • Bạn nên dạo một vòng chợ để tham khảo mức giá trung bình. Khi đó, bạn có thể dễ dàng trả giá và thương lượng với người bán hơn.

  • Tuyệt đối không trả tiền trước mà chỉ trả tiền sau khi đã nhận hàng đầy đủ.

 

Trên đây là những kinh nghiệm nhập hàng từ Trung Quốc dành cho những người bắt đầu bán hàng mong muốn có được những mặt hàng chất lượng với giá cả phải chăng. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình kinh doanh.

Xem thêm :